Niềng răng mắc cài pha lê là gì?
Được cải tiến từ phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, phương pháp niềng răng mắc cài pha lê có cấu tạo tương đối giống với các kỹ thuật chỉnh răng trước đó. Kỹ thuật này sử dụng các loại mắc cài được làm bằng pha lê trong suốt và không màu gắn trực tiếp trên thân răng. Dây cung được gắn trực tiếp trên rãnh mắc cài tạo ra lực để kéo - chỉnh và siết răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm.
Chính vì được cải tiến từ niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, phương pháp niềng răng mắc cài pha lê vẫn duy trì được hiệu quả chỉnh nha tương đương. Kỹ thuật này có thể can thiệp hiệu quả các khiếm khuyết răng mọc hô, móm, thưa, lệch lạc và khấp khểnh về đều và đúng vị trí trên cung hàm. Trung bình, thời gian niềng răng mắc cài pha lê có thể kéo dài từ 1 - 3 năm, tùy vào độ tuổi người niềng, độ khó và phức tạp của răng cần niềng mà thời gian có thể dao động ngắn hoặc dài hơn.
Điểm đặc biệt của phương pháp niềng răng mắc cài pha lê là tính thẩm mỹ, bởi vì các mắc cài được làm bằng chất liệu pha lê trong suốt và không màu. Điều này là một điểm cộng đặc biệt giúp cho người niềng răng tự tin và thoải mái hơn trong thời gian niềng răng.
Ưu điểm và hạn chế của niềng răng mắc cài pha lê
Ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc cài pha lê
Tính thẩm mỹ cao: Mắc cài pha lê gần trùng với màu răng nên có thể đảm bảo được nhu cầu thẩm mỹ cao của người niềng. Bạn có thể tự tin nói chuyện, giao tiếp trước đám đông và không cần sợ để lộ những chiếc mắc cài bằng kim loại trên răng. Với những ai đang làm công việc phải giao tiếp nhiều, hay xuất hiện trước đám đông và cần nhu cầu thẩm mỹ cao khi cười nói, niềng răng mắc cài pha lê có thể là một trong những gợi ý để bạn tham khảo.
Khá an toàn với cơ thể: Chất liệu làm mắc cài pha lê khá an toàn và ít kích ứng với nhiều người. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra kỹ, đảm bảo mình không bị các dị ứng với kim loại hoặc chất liệu pha lê trước khi niềng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân.
Đảm bảo hiệu quả chỉnh nha: Theo các Bác sĩ chuyên sâu về niềng răng thì niềng răng mắc cài pha lê có thể can thiệp hiệu quả các khiếm khuyết răng mọc hô, móm, thưa, lệch lạc mức độ từ trung bình, khó đến phức tạp
Hạn chế của phương pháp niềng răng mắc cài pha lê
Song song với những ưu điểm thì niềng răng mắc cài pha lê cũng có một số hạn chế nhất định. Bạn nên khách quan cân nhắc kỹ trước khi quyết định lựa chọn và gắn bó với một phương pháp niềng răng nào đó trong thời gian từ 1 - 3 năm.
Chất liệu pha lê dễ bị vỡ: Nếu so sánh niềng răng mắc cài pha lê với các loại mắc cài kim loại truyền thống thì một thực tế rõ ràng là chất liệu pha lê không thể cứng chắc như kim loại. Nếu bạn có nhu cầu thẩm mỹ cao trong quá trình niềng mà chọn mắc cài pha lê, bạn nên đặc biệt lưu ý điểm này. Để đảm bảo an toàn khi niềng, bạn nên hạn chế việc ăn các đồ dai cứng, va đập mạnh từ bên ngoài…
Dễ bị nhiễm màu: Niềng răng mắc cài pha lê với mắc cài và thun buộc cố định trên răng có màu trắng trong. Vì thế trong quá trình niềng, nếu bạn không vệ sinh răng miệng kỹ trong một thời gian có thể làm các mắc cài và thun bị chuyển màu trong ít thẩm mỹ.
Niềng răng mắc cài pha lê có tốt không?
Để trả lời cho thắc mắc “niềng răng mắc cài pha lê có tốt không?”, chúng ta sẽ đặt mắc cài pha lê vào vị trí so sánh với các phương pháp niềng răng khác để đánh giá mức độ tốt và chất lượng của phương pháp này. Từ đó, giúp bạn có quyết định chính xác hơn cho hàm răng của mình.
Trước hết, so sánh niềng răng mắc cài pha lê với niềng răng mắc cài kim loại truyền thống: Niềng răng mắc cài pha lê đảm bảo được yêu cầu thẩm mỹ với mắc cài trong suốt. Tuy nhiên, chất liệu bằng kim loại lại khá bền và cứng chắc, ít nguy cơ bị vỡ khi có va đập mạnh như chất liệu pha lê. Bên cạnh đó, mắc cài pha lê không cứng chắc như mắc cài kim loại nên phần nào cũng có thể làm kéo dài thời gian nắn chỉnh răng. Trung bình thời gian niềng răng mắc cài pha lê có thể kéo dài hơn thời gian niềng răng mắc cài kim loại truyền thống từ 3 - 6 tháng. Một điều quan trọng nữa là niềng răng mắc cài pha lê có chi phí cao hơn niềng răng mắc cài kim loại. Trong khi niềng răng mắc cài kim loại chỉ dao động khoảng 27 - 33 triệu thì niềng răng mắc cài pha lê trên thị trường hiện nay dao động từ 35 triệu trở lên.
So sánh niềng răng mắc cài pha lê với mắc cài sứ: Cả 2 phương pháp này khá giống nhau về mặt thẩm mỹ, chất liệu sứ cũng có màu gần trùng với màu răng đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ như mắc cài pha lê. Tuy nhiên về vấn đề dễ vỡ thì mắc cài pha lê được đánh giá sẽ dễ vỡ hơn các loại mắc cài sứ. Chính vì điểm này mà phương pháp niềng răng mắc cài sứ có giá cao hơn các loại mắc cài pha lê. Chi phí niềng răng mắc cài sứ trên thị trường hiện nay dao động tầm 40 triệu trở lên.
Niềng răng mắc cài pha lê với các loại niềng răng bằng khay trong suốt, điển hình như Invisalign. Mặc dù đảm bảo được nhu cầu thẩm mỹ nhưng nếu so sánh với các loại niềng răng bằng khay trong suốt thì có vẻ như khay trong suốt chiếm ưu thế hơn. Niềng răng trong suốt sử dụng các loại khay bằng nhựa có thể tháo ra - lắp vào một cách thuận tiện và dễ dàng cho người niềng. Lẽ dĩ nhiên, chi phí để niềng răng bằng khay trong suốt cũng sẽ cao hơn niềng răng mắc cài pha lê. Chi phí niềng răng tháo lắp bằng khay trong suốt (Invisalign) dao động tầm 100 triệu trở lên.